Truyện Kiều – Nguyễn Du || Phần 10: Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến

Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xúy Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924)

Phạm Quỳnh ca ngợi Thúy Kiều “phong tình mà tiết hạnh”.Ông đã lớn tiếng cho rằng: “Một nước không thề không có quốc hoa “Truyện Kiều” là quốc hoa của ta một nước không thể không có quốc tuý “Truyện Kiều” là quốc túy của ta một nước không thể không có quốc hồn “Truyện Kiều” là quốc hồn của ta… Truyện Kiều còn tiếng ta còn có gì mà lo có gì mà sợ” (Nam Phong tạp chí) Phạm Quỳnh cho rằng “Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu đức hạnh đủ khiến kính tài tình đủ khiến yêu giá trị đủ khiến quý thân thể đủ khiến thương vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa; ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao gặp gian nan mà không hề đắm đuối Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính phải thương phải yêu phải trọng” (Nam Phong số 30-1919)

Cụ Huỳnh Thúc Kháng lại ví “Truyện Kiều” với chiếc hộp sơn son thiếp vàng “Về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt mà ở trong lại đựng những vật có chất độc”. Rồi mấy lần cụ gọi Thúy Kiều là “Con đĩ Kiều”

“Cái giống độc con đĩ Kiều”
Theo trai gác xỏ lời cha mẹ
Làm đĩ đành phận kiếp ngựa trâu.

Cụ Huỳnh Thúc Khánh cho rằng: “Chuyện phong tình hồi tâm kia không đáng làm sách dạy gieo cái nộc gió trăng hoa liễu trong tâm não thiếu niên nam nữ ta”(Tạp chí Tiếng Dân – 1934) .

Do ý thức yêu nước và quan niệm đạo đức phong kiến Ngô Đức Kế cho rằng “Truyện Kiều tuy hay mà truyện là truyện phong tình thì cái vẻ ai dâm sầu oán đạo dục tăng bi tám chữ ấy không tránh đằng naò cho khỏi. Thế mà ngày nay đức văn sĩ giả dối ta biểu dương “Truyên Kiều” lên để khai hoá cho quốc dân đem “Truyện Kiều” mà làm sách “Quốc văn giáo khoa” (sách dạy) làm sách “Sư phạm giảng nghĩa” (sách thầy)”. Ông còn chê Phạm Quỳnh là “Một anh giả dối lóp lép đứng đầu sùng bái Kiều một bọn u mê hờ hững gào hơi ráng sức để hoạ theo còn một lớp người chỉ nghe lóm nhìn mồm thì vỗ tay tán thưởng khiến người bịt tai bưng mũi phải nhức đầu long óc vì những tiếng hô “Quốc văn! Kim Vân Kiều! Nguyễn Du!”.

Ngô Đức Kế còn cho rằng “Truyện Kiều là sách quốc văn ăn vào trong óc thấm vào trong đầu tỉ như ngoại tà đã nhập vào ngũ tạng quỷ tà ám mất linh hồn thời dù lang y giỏi đến đâu pháp sư cao tay ấn đến đâu cũng không cưú được nữa” (tạp chí Hữu Thanh – 1924).

Tạ ân lạy trước Từ công:
Chút thân bồ liễu nào mong có rày!
Trộm nhờ sấm sét ra tay,
Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi!
Chạm xương chép dạ xiết chi,
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây!
Từ rằng: Quốc sĩ xưa nay,
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ mới là tri ân.
Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa.
Sao cho muôn dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng.
Vội truyền sửa tiệc quân trung,
Muôn binh nghìn tướng hội đồng tẩy oan.
Thừa cơ trúc chẻ ngói tan,
Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài.
Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.
Đòi cơn gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam.
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì!…

…Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.
Ngư ông kéo lưới vớt người,
Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa!
Trên mui lướt mướt áo là,
Tuy dầm hơi nước chưa lòa bóng gương.
Giác Duyên nhận thật mặt nàng,
Nàng còn thiêm thiếp giấc vàng chưa phai.
Mơ màng phách quế hồn mai,
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa.
Rằng: Tôi đã có lòng chờ,
Mất công mười mấy năm thừa ở đây.
Chị sao phận mỏng phúc dày,
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai!
Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân,
Âm công cất một đồng cân đã già!
Đoạn trường sổ rút tên ra,
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau.
Còn nhiều hưởng thụ về lâu,
Duyên xưa tròn trặn phúc sau dồi dào!



Cooking
Measurements
Cooking Measurements